BẢO TRÌ - SỬA CHỮA MOTOR

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ A TIẾN

Địa chỉ 221 Lý Thường Kiệt , P. Dĩ An , Tp. Dĩ An , Bình Dương

email maingocphuc1905@gmail.com

hotline Hotline: 0984 501 415

BẢO TRÌ - SỬA CHỮA MOTOR

Sửa Chữa Động Cơ Sửa Chữa Motor Quấn Mô Tơ Điện DC 1 Pha - 3 Pha Bình Dương. Công ty A Tiến Sửa Động Cơ Sửa Chữa Motor Điện 1 PHA - 3 PHA, Quấn Mô Tơ Cháy, Cuốn Motor Điện DC, Công ty A TIẾN nhận sửa chữa động cơ motor các loại: sửa chữa động cơ motor máy bơm nước, động cơ motor quạt gió, động cơ motor máy cưa, động cơ motor mài, động cơ motor máy xay, động cơ motor máy cắt, động cơ motor máy tời cáp, động cơ motor thang máy, động cơ motor thang hàng, động cơ motor hộp số, động cơ motor tải trọng..... Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay vòng bi, thay gioăng phớt động cơ mô tơ uy tín chuyên nghiệp, bảo hành chu đáo.

Cam kết sửa chữa nhanh chóng, uy tín và chất lượng 

>>>> Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ HOTLINE 0984.501.415 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất!

  • 206
  • Liên hệ

 

Sửa chữa motor điện là một trong những dịch vụ giúp cho bạn giảm chi phí mua mới. Nếu motor điện của bạn đang gặp sự cố không hoạt động thì bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn địa chỉ sửa chữa motor điện tại Bình Dương uy tín, nhanh chóng.

NHỮNG LOẠI MOTOR ĐIỆN CÔNG SUẤT LỚN CHÚNG TÔI CHUYÊN SỬA CHỮA:

- Sửa chữa motor AC

- Sửa chữa motor DC – 1 chiều

- Sửa chữa motor VS

- Sữa chữa motor Block lạnh

- Motor điện

- Rotor dây quấn

- Motor điện 2 cấp tốc độ

- Motor với điện áp cao

- Trung thế, hạ thế

- Máy biến áp, biến thế

- Mâm từ (nam châm điện)

NHỮNG LOẠI MOTOR ĐIỆN CÔNG SUẤT LỚN DỊCH VỤ QUẤN SỬA MOTOR:

- Quấn dây stator chính

- Quấn dây rotor chính

- Quấn dây rotor kích từ

- Quấn dây stator kích từ

- Sửa chữa phục hồi cổ góp

- Cân bằng động rotor

- Thay bạc đạn

- Đóng nắp sơ mi

- Sửa chữa máy biến áp, biến thế

- Sửa chữa quấn dây nam châm điện

- Quấn sửa motor điện áp cao

- Quấn sửa motor AC, DC -1 chiều

- Sửa chữa motor rotor dây quấn

 

CÁCH QUẤN MOTOR 3 PHA NHƯ THẾ NÀO NHANH GỌN NHẤT?

Bây giờ chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết cụ thể các bước quấn dây cho động cơ điện 3 pha nhé:

Bước 1: Làm khuôn

Tính chu vi của khuôn quấn dây

Gia công khuôn quấn dây dựa vào kích thước cụ thể của chu vi khuôn đã được tính.

Bước 2: Lót cách điện cho bộ dây. Lót cách điện miệng rãnh (phần bìa úp), cách điện cho thân rãnh, nêm chèn cách điện và cuối cùng là cách điện đầu bối dây. Trong đó:

  • Nêm chèn cách điện bằng các vật liệu thường được làm bằng tre hay là gỗ phíp, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường cách điện và tăng  độ bền cơ cho bối dây.
  • Cách điện rãnh và cách điện phần miệng rãnh thường được làm bằng chất liệu giấy cách điện có độ dày khoảng chừng 0,2 mm, với kích thước phải phù hợp với kích thước của phần rãnh Stator.
  • Cách điện ở đầu các bối dây thường được sử dụng giấy cách điện với độ dày khoảng 0,1mm.

Trong quá trình quấn dây, các bạn phải đảm bảo lớp lót cách điện giữa các cáp pha. Vật liệu dùng để lót cách điện phải đảm bảo có được độ cách điện an toàn, bền bỉ với thời gian và đặc biệt còn có khả năng chống chịu các tác động của môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm,…

Bước 3: Quấn dây lên trên khuôn

Việc quấn dây lên trên của khuôn phải đảm bảo rằng người quấn có chuyên môn kỹ thuật cao, tính nết có sự tỉ mỉ và cẩn thận theo các thao tác sau:

  • Quấn thử một bối dây, sau đó tiến hành lồng trực tiếp bối dây vào trong rãnh stato rồi điều chỉnh giúp cho phù hợp với phần khuôn đã tạo.
  • Tiến hành quấn hết các bối dây còn lại.
  • Quấn các vòng dây sao cho song song và đều nhau, không nên để chúng chồng chéo lên nhau.
  • Nếu phải nối dây thì cần phải đảm bảo là các mối nối đều được đặt ở vị trí đầu dây. Mối nối phải được hàn chì một cách cố định và được cách điện bằng ống gen.

Bước 4: Lồng dây vào trong rãnh

Trước khi lồng dây, các bạn phải chú ý quan sát vỏ động cơ để có thể đưa đầu dây về phía có lỗ hổng để dây có thể luồn ra luồn vào, đồng thời đấu vào hộp đấu dây của động cơ.

Đặt cạnh bối dây vào trong phần rãnh theo thứ tự.

Lần lượt gạt từng sợi dây đi qua khe rãnh vào nằm gọn trong các lớp giấy cách điện.

Giữ các cạnh sao cho thẳng rồi dùng dao để đẩy từ từ từng sợi dây vào bên trong rãnh Stato.

Dùng tay để đẩy cách điện trong miệng rãnh vào rãnh.

Nắn 2 đầu của bối dây để có thể tạo ra không gian rộng cho việc lồng ghép các bối dây còn lại.

Bước 5: Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây 

Cắt và lót lớp giấy cách điện vào giữa các nhóm của bối dây phía ngoài rãnh để có thể phân lớp các nhóm bối dây ở giữa của các pha vào với nhau.

Bước 6: Đấu dây điện

Đấu liên kết các nhóm của bối dây, tại chỗ nối liên kết thì bạn phải được lồng ống gen giúp cách điện.

Dùng dây điện có chất liệu mềm nhiều sợi với 2 màu khác nhau để tiến hành nối các đầu dây ra.

Bước 7: Đai dây

Hai đầu dây của Stato được nắn tròn đều và cũng đủ rộng để có thể đưa roto vào một cách dễ dàng.

Tiến hành đai dây tại các vị trí có sự giao nhau của 2 nhóm bối dây.

Bước 8: Kiểm tra bộ dây

Đây là bước cuối cùng mà bạn cần chú ý vì trong quá trình quấn dây của động cơ điện 3 pha, để đảm bảo cho động cơ có độ an toàn và vận hành theo đúng những nguyên lý hoạt động vốn có của nó.

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG CƠ ĐIỆN:

Những lỗi sau đây nếu không khắc phục sửa chữa kịp thời có thể dẫn đến cháy nổ động cơ điện thậm chí cháy nổ các thiết bị điều khiển liên quan khác hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sinh hoạt.

  • Động cơ, Motor, sinh nhiệt quá nóng khi đang chạy.

  • Động cơ, Motor, Mô tơ phát ra tiếng kêu to.

  •  Động cơ, Motor, lúc chạy lúc dừng.

  • Tủ điện 1 FA, 3 PHA không điều khiển được Động cơ, Motor.

  • Nguồn điện 3 fa bị mất 1 pha Động cơ, Motor, không chạy.

  • Nguồn điện 3 Fa bị mất 2 pha Động cơ, Motor, không chạy.

  • Nguồn điện 3 Fa bị mất cả 3 pha. Động cơ, Motor, không chạy.

  • Đặc biệt là trong trường hợp bị tăng dòng không bình thường, dâng Ampe ( Amh ) cao.

  • Động Cơ, Motor phát ra có mùi nóng, khét, chập điện v.v….

  • v.v….

HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MOTOR ĐIỆN:

Để động cơ điện hoạt động bền bỉ với công suất cao nhất, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng motor – động cơ điện đúng cách. Sau đây một số lưu ý khi bảo dưỡng động cơ điện 3 pha:

  • Bạn nên theo dõi thường xuyên tiếng máy chạy.
  • Kiểm tra nhiệt độ của động cơ điện khi vận hành.
  • Kiểm tra công suất tiêu thụ năng lượng bằng ampe kế.
  • Kiểm tra độ tiếp xúc của cầu chì, cầu dao và các điểm khởi động khác.
  • Lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện, tránh bám bụi.
  • Bảo dưỡng động cơ điện định kỳ theo lịch bảo dưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Trong điều kiện môi trường vận hành có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì nên định kỳ tiểu tu động cơ điện 3 tháng 1 lần

 

THỜI GIAN BẢO HÀNH:

  1. Tất cả sản phẩm mục sửa chữa, quấn lại, động cơ - motor điện được bảo hành 03 tháng đến 06 tháng tùy từng loại động cơ - motor điện.
  2. Tất cả sản phẩm mục động cơ - motor điện cung cấp, lặp đặt mới được bảo hành 12 tháng đến 36 tháng tùy từng loại động cơ - motor điện, và từng hãng động cơ - motor điện.
  3. Trong quá trình sử dụng, sản xuất, nếu động cơ - motor điện phát sinh lỗi sẽ được hoàn toàn MIỄN PHÍ cho quý khách hàng.

 

 

 

 

 

Zalo
Hotline
0984501415
0866424808